[HƯỚNG DẪN] HOÀN TẤT THỦ TỤC VẬN CHUYỂN VĂN PHÒNG

Vận chuyển văn phòng tưởng chừng như đơn giản nhưng sự thật lại không phải như vậy. Bạn không chỉ phải vận chuyển các trang thiết bị dụng cụ mà còn phải kỹ lưỡng từ những giấy tờ thủ tục. Có không ít doanh nghiệp mắc phải các sai lầm sau khi đến văn phòng mới, giúp doanh nghiệp thuận lợi trong di chuyển văn phòng mời các bạn tham khảo hướng dẫn hoàn tất thủ tục khi vận chuyển văn phòng.    

Khi nào bạn cần di chuyển văn phòng?

Chuyển văn phòng không chỉ tiêu tốn về mặt chi phí mà còn đòi hỏi về thời gian và nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên, có nhiều lý do chủ quan và khách quan khác nhau mà bạn buộc phải chuyển sang văn phòng mới. 

  • Mở rộng và phát triển: Sau thời gian hoạt động, doanh nghiệp bạn phát triển vững mạnh, cần có một địa điểm mới rộng lớn hơn để phát triển.
  • Cắt giảm chi phí: Ngược lại, một số đơn vị phải cắt giảm nhân sự và thu hẹp quy mô để tiếp tục hoạt động.
  • Hết hạn hợp đồng: Đây là lý do khá phổ biến! Sau khi hết hạn hợp đồng, chủ thuê không tiếp tục cho thuê hoặc đã dự định cho thuê ngắn hạn hoặc nhận thấy địa điểm không còn thích hợp để tiếp tục phát triển.  
  • Văn phòng cần nhiều tiện nghi hơn: Sau quá trình phát triển, các yêu cầu về cơ sở vật chất cũng cao hơn. Khi địa điểm thuê không đáp ứng được thì họ có nhu cầu chuyển đến văn phòng mới tiện nghi hơn.

Quy trình 5 bước hoàn tất thủ tục khi chuyển văn phòng mới

Trước khi đến văn phòng mới, bạn cần lưu ý để hoàn tất các thủ tục sau. Tìm hiểu ngay!

Khai báo với cơ quan thuế

Đây là thủ tục đầu tiên mà doanh nghiệp của bạn cần phải thực hiện! Đây là một trong những quy định khi doanh nghiệp thay đổi địa chỉ kinh doanh mới. Bạn hãy đến ngay cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp của bạn để yêu cầu về thay đổi địa chỉ kinh doanh mới.

Thông thường, hồ sơ nộp về cơ quan thuế thường bao gồm:  

Nhận kết quả từ cơ quan thuế

Sau khoảng 1 tuần, cơ quan thuế sẽ trả kết quả yêu cầu về thay đổi địa chỉ kinh doanh mới. Song song, cơ quan thuế cũng sẽ thông báo đến doanh nghiệp về các hoạt động kê khai thuế và tình trạng nộp thuế của doanh nghiệp. 

Khi nhận được kết quả, doanh nghiệp cần rà soát và hoàn tất các nghĩa vụ về thuế và những giấy tờ liên quan khác (nếu có) để tiếp tục hoàn tất giấy tờ. 

Nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh

Doanh nghiệp của bạn cần đến phòng đăng ký kinh doanh để đăng ký mới trước khi doanh nghiệp đi vào hoạt động. Đây là bước chuyển đổi các thông tin trong hồ sơ đăng ký kinh doanh. 

Tất nhiên, bạn cũng cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ trước khi gửi đến Sở kế hoạch và đầu tư của địa phương mà doanh nghiệp cần đăng ký hoạt động. Các loại giấy tờ cơ bản cần có:

  • Giấy giới thiệu cho người đi nộp hồ sơ đăng ký
  • Biên bản họp bàn về thay đổi địa điểm văn phòng mới
  • Các quyết định thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh
  • Giấy thông báo về việc thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh
  • Bản sao công chứng giấy đăng ký kinh doanh
  • Sao kê các hóa đơn thuế
  • Mẫu 09-MST từ kết quả trả về của cơ quan thuế trước đó
  • Giấy tờ minh chứng liên quan đến điều kiện sử dụng địa điểm kinh doanh mới

Đăng ký lại thông tin với cơ quan thuế

Sau khoảng 10 ngày, Sở kế hoạch và đầu tư tại sẽ cấp giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp tại địa phương mới! Trong khoảng thời gian 10 ngày kể từ khi nhận giấy phép kinh doanh mới, doanh nghiệp cần đến cơ quan thuế địa phương để đăng ký lại thông tin và địa điểm hoạt động mới. 

Hồ sơ đăng ký lại thông tin với cơ quan thuế gồm có:

  • Tờ khai Mẫu số 09-MST: Thông báo về việc người nộp thuế chuyển địa điểm
  • Bản sao công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh

Xin cấp hoặc đổi con dấu mới

Hầu hết các doanh nghiệp khi thay đổi địa điểm kinh doanh đều phải xin cấp đổi con dấu mới. Việc cấp đổi con dấu mới có thể không áp dụng cho các doanh nghiệp chuyển sang địa điểm mới cùng quận/huyện với địa điểm cũ. Nếu khác quận/huyện, doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ xin cấp đổi con dấu tại phòng công an cấp dấu cũ. 

Tuy nhiên, nếu thay đổi địa điểm kinh doanh sang tỉnh/thành phố mới, doanh nghiệp phải thực hiện trả con dấu ở phòng công an cấp dấu cũ và nộp hồ sơ xin cấp con dấu tại văn phòng công an ở địa điểm mới. 

Các loại giấy tờ cơ bản trong hồ sơ xin cấp dấu mới:

  • Bản sao công chứng giấy đăng ký kinh doanh mới
  • Các giấy tờ liên quan đến việc đăng ký cấp con dấu cũ
  • Giấy giới thiệu nhận con dấu mới

Vừa rồi là 5 bước cơ bản hướng dẫn doanh nghiệp hoàn tất những thủ tục cần thiết trước khi vận chuyển sang văn phòng mới. Và nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ vận chuyển văn phòng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được cung cấp dịch vụ. Chúng tôi tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển văn phòng trọn gói chuyên nghiệp, nhanh chóng với giá cả tốt. 

CÔNG TY TNHH 24H MOVING

24H Moving hân hạnh được phục vụ quý khách hàng! Trân trọng!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *